Kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh cho người mới học.
MỞ ĐẦU:
Trước hết xin khẳng định rằng 1 bức ảnh đẹp không nhất thiết phải được chụp bằng loại máy ảnh xịn, đắt tiền, mà nó phụ thuộc phần lớn vào ý chí chủ quan của người chụp. Máy ảnh chỉ là phương tiện để thực hiện, nếu máy tốt thì càng dễ cho ta đạt được ý muốn của mình thôi. Bằng chứng là các đại gia nhiếp ảnh trước đây họ có biết máy tự động và máy số là gi đâu, vậy mà họ vẫn nổi tiếng đấy chứ. Và như vậy thì đây là tia hy vọng thắp sáng cho tất cả những ai yêu môn nhiếp ảnh mà túi thì không có nhiều tiền để sắm máy số hay các phương tiện hiện đại khác. *** nên cá nhân tôi nghĩ với ai đã có nhiệt thành với nhiếp ảnh thì chỉ cần 1 chiếc Zenit khoảng trên dưới 200.000 đồng là có thể làm nên chuyện rồi.
Bây giờ xin nói về nhiếp ảnh.
Qủa thực nói "chụp ảnh" thì ai cũng nghĩ là chuyện dễ ợt, chỉ cần giơ máy lên bấm "tách" *** là xong, mình đã biết chụp ảnh. Thực tế là vậy nhưng sự thực thì lại không, vì sao? Vì để dạt được 1 bức ảnh đẹp, điều đó đòi hỏi nguoi chụp ảnh, ngay từ lúc đầu tiên cầm máy phải biết cách cầm sao cho "chắc", bấm máy sao cho "êm", có như vậy bức ảnh chụp ra mới tránh bị nhòe, mất nét. Có nhiều người chụp rất nhiều phim, bằng máy ảnh hiện đại, loại tự động lấy nét ấy vậy mà khi chup ra ảnh vẫn bị nhòe. Nguyên nhân thì có nhiều mà 1 trong số đó chính là cách cầm và bấm máy.
Vậy thì cầm như *** nào và bấm máy như *** nào mới đúng?
Vì máy ảnh cho tới giờ có qúa nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau, nên tôi sẽ trình bầy với loại máy đơn giản nhất là máy cơ. Hầu hết máy ảnh đều có 2 phần rõ nét là: phần thân hình chữ nhật và phần ống kính nối với phần giữa của thân máy. Như vậy khi cầm máy thì tay phải sẽ nắm vào thân **** ngón trỏ để lên nút "chụp" để chụp ảnh, tay trái sẽ ngửa lên đỡ vào phần dưới ống kính, ngay chỗ tiếp nối giữa thân máy và ống kính. Tại sao lai đỡ chỗ đó, vì với những ống kính có tiêu cự (f) lớn thì ống rất dài và nặng nên ta đỡ tay ở đó thì máy sẽ vững hơn. Đối với những máy du lịch hay nhất là máy số loại không chuyên nghiệp sau này thì hầu như không phân biệt được giữa thân và ống kính vì kích thước của chúng nhỏ gọn. Với loại này tay phải vẫn làm như trên còn tay trái sẽ giữ phần bên trái, tuy nhiên nên chu ý tới đèn (flash) của máy vì đèn này thường được gắn phía bên trái nên khi cầm máy ta hay vô tình che bớt 1 phần đèn. Kết quả là khi chụp vẫn thấy đèn "nổ", phát sáng nhưng hình chụp lại bị tối do thiếu sáng.
Cách "bấm'' chụp:
Khi bấm chụp nên chụp bằng ngón trỏ và chỉ có ngón tay nhẹ nhàng nhấn chụp thôi, đừng cố lấy sức nhấn mạnh tay vào nút chụp vì làm như vậy dễ làm cho máy ảnh bị chúi xuống, gây ra dao động trong khi chụp. Trong chúng ta chắc không có ai là chưa đi tập quân sự, khi nhấn nút chụp cũng giống như ta bóp cò súng vậy, tốt nhất là nín thở và nhấn nhẹ xuống. các đời máy sau này nút chụp đều là **** tử nên nó rất nhẹ và nhậy không nặng nề như máy cơ.
Nếu làm tốt 2 yếu tố trên là ta đã có được 1 chút kiến thức về chụp ảnh rồi đấy. kinh nghiệm: nên sử dụng chân máy trong mọi trường hợp có thể, hoặc tỳ lưng hay tay vào 1 chỗ nào đó cho chắc hơn khi chụp.
Cách cầm đúng
Cách cầm sai
Đối với những máy du lịch, nhất là máy số loại không chuyên nghiệp thì hầu như không phân biệt được giữa thân và ống kính vì kích thước của chúng nhỏ gọn. Với loại này tay phải vẫn làm như trên còn tay trái sẽ giữ phần bên trái, tuy nhiên nên chu ý tới đèn (flash) của máy vì đèn này thường được gắn phía bên trái nên khi cầm máy ta hay vô tình che bớt 1 phần đèn, kết quả là khi chụp vẫn thấy đèn "nổ", phát sáng nhưng hình chụp lại bị tối do thiếu sáng.
Cách cầm đúng
Cách cầm sai
Phần I: MÁY ẢNH VÀ 1 SỐ KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG TRONG NHIẾP ẢNH.
Máy ảnh gồm 2 phần cơ bản là thân máy và ống kính, trong đó ống kính là phần căn bản quyết định đến chất lượng của bức ảnh sẽ chụp. Thân máy hiểu nôm na chỉ là chiếc hộp đen dùng chứa phim mà thôi. Do vậy khi mua máy đừng quá quan tâm đến thân máy mà coi nhẹ ống kính, ngược lại nên đầu tư vào những ống kính có chất lượng, còn thân máy chỉ cần loại tầm tầm có đủ chức năng để sử dụng là được.
*Thân máy: Một thân máy cho dù của bất kỳ hãng nào, nói chung gồm những bộ phận cơ bản sau: - Núm quay tua phim về, - Vòng tốc độ, - Cần lên phim, - Lẫy gạt chụp chồng hình (tuỳ từng máy có máy có, máy không) , - Vòng ABC về nhiếp ảnh chỉnh độ nhạy bắt sáng của phim., - Đế cắm đèn chụp (đèn flash), - , Lẫy chụp tự động, - Nút nhả để tua phim về, - N út chụp, - Nắp lưng máy.
Khi mở nắp lưng máy ra ta sẽ thấy 1 màng chắn nằm ở khoảng giữa của thân. Màng chắn này chính là "cửa trập". đây là bộ phận quan trọng nhất của thân **** có liên quan mật thiết tới tốc độ chụp. Tốc độ càng cao màng trập chuyển động càng nhanh và ngược lại. Tuỳ từng loại máy mà chất liệu làm và kiểu hướng chuyển động cũng khác nhau, nhưng chúng có 1 điểm chung là rất mỏng vì vậy khi mở nắp để lắp hay lấy phim tránh không chạm, hay làm trầy xước nó . Đặc biệt khi chụp nửa chừng mà muốn tháo, cắt phim thì rất cẩn thận với mũi kéo vì lúc đó toàn bộ máy nằm trong "túi đen", mắt không nhìn thấy mà chỉ thao tác bằng cảm giác thôi.
Ống kính: Đây là bộ phận quan trọng quyết định chất lượng của ảnh, nó là bộ phận quang học để thu hình ảnh từ hình thật bằng phương tiện "truyền" là ánh sáng để lưu lại trên phim chụp. Vì là bộ phận quang học n ên ống kính gồm nhiều thấu kính gép lại nên có thể nói chất lượng của thấu kính quyết định chất lượng ống k ính. Thấu kính có lượng quang sai ít sẽ càng cho ra hình ảnh sắc nét, trung thực hơn. dựa v ào điểm này nên các nhà sản xuất cho ra đời nhiều loại ống kính với các chất lượng khác nhau, chẳng hạn cùng ống kính do Nikkor sản xuất như zoom 28 - 70 G, nhưng nếu đổi thành 28-70 ED thì chất lượng và giá cả của 2 loại đó hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên tiền nào của đấy nếu có it tiền thì chỉ cần chạy loại G thôi cũng đã thấy đẹp rồi nên mọi người cũng không nên băn khoăn khi thấy mình ít ti n quá. Song nên nhớ bao giờ cũng ưu tiên đầu tư vào ống kính nhiều hơn là cho thân máy.
*Cấu tạo ống kính: ống kính bao giờ cũng có hai bộ phận cơ bản là thấu kính và cửa mở sáng. Với mỗi loại ống kính khác nhau thì số lượng, cấu tạo và hình dáng của các thấu kính này cũng khác nhau.
Cửa mở sáng: Thường được làm bằng các lá thép mỏng xếp vòng tròn có nguyên lý hoạt động xòe ra cụp vào như chiếc quạt giấy. Chúng được dùng để khống chế, điều chỉnh lượng ánh sáng mang thông tin của hình ảnh vào phim.
Trên ống kính trong bài viết này (máy Nilon FM2) với ống Normal thường có 3 vòng trị số, còn các ống khác chỉ có 2 vòng.: vòng điều chỉnh sáng, vòng tính độ nét sâu của ảnh, vòng lấy nét.
Vòng điều chỉnh ánh sáng (cửa sáng, điều sáng...) (1) có Các trị số thường thấy trên ống kính là: 1, 4; 2; 8; 4; 5, 6; 8; 11; 16; 22... (trị số 5,6 và 8 được gọi là độ mở trung bình). Trị số càng lớn tức là cửa sáng càng đóng nhỏ và ngược lại. Cửa sáng càng mở to độ nét sâu càng nông, ngược lại cửa sáng càng khép nhỏ (22, 31...) thì độ nét sâu càng lớn.
Vòng lấy nét (còn gọi là focus) (2) tuỳ từng loại ống kính mà các trị số ghi trên vạch này khác nhau tính bằng feet (f) hay met (m).
Vòng tĩnh (vòng c ô ố đ ịnh ) để tính độ nét sâu của ảnh (3) Trên vòng này người ta in hai dòng chữ số giống nhau tính từ tâm điểm của vòng này về bên trái và phải. VD: Trên ống Nikon normal: độ nét 5m và mở 5,6 thì độ nét sâu của ảnh là từ 3,8m đến 6,2m
*Các loại ống kính
Ống Normal: là ống tiêu chuẩn, trong bài này có tiêu cự f= 50mm, góc chụp của nó là 46 độ. Ống này có ưu điểm là không làm biến dạng vật chụp nên thường được dùng chụp lại tranh ảnh, bản đồ...
Ống góc rộng (Wide): là ống kính có tiêu cự nhỏ hơn 50mm, góc chụp lớn hơn 46 độ, độ nét sâu lớn, hay được dùng trong chụp quảng cáo, phong cảnh.
Ống ống góc hẹp (Tele): là ống kính có tiêu cự lớn hơn 50mm, góc chụp nhỏ hơn 46 độ. Do tiêu cự dài nên độ nét sâu kém, góc chụp hẹp thường dùng chụp các vật ở xa, chụp chân dung, tĩnh vật (để xoá mờ phông phía sau làm nổi chủ đề).
Ống Zoom: là ống kính thay đổi được nhiều tiêu cự khác nhau, vì tiêu cực của ống có thể thay đổi nên ống này có tính đa năng dùng cho nhiều chủ đề khác nhau.
Ống Micro hay Macro: là ống kính để chụp các vật có kích thước nhỏ, thường được các nhà sản xuất ghép luôn lên các ống zoom.
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
*Độ nhạy của phim:
Là độ nhạy bắt sáng của phim thường được ký hiệu: ASA, ISO, DIN..., 100 Asa = 100 Iso = 20 Din. Phim có độ nhậy bắt sáng càng cao thì độ mịn càng kém, và ngược lại phim có độ nhạy thấp thì cho độ mịn cao. Độ nhạy trong khoảng t ừ 20 đ ến 60 ASA là phim có độ nhạy thấp. 100, 200 ASA là phim có độ nhạy trung bình, thông thường ta dùng phim này, vừa phù hợp với ánh sáng hay gặp lại vừa cho độ mịn tương đối ổn. Từ 400 ASA trở lên là phim có độ nhạy cao, thường dùng nơi có ánh sáng yếu, hoặc chụp thể thao vì trong hoàn cảnh này tốc độ di chuyển của đối tượng chụp rất nhanh phải chụp ở tốc độ cao thì mới "bắt chết" đối tượng chụp được.